Khang Kiên nhận bảo trình kính hiển vi Olympus CX23 cho các Trường Đại Học
Trung tâm thiết bị thí nghiệm Khang Kiên bảo hành bảo dưỡng kính hiển vi tốt nhất
Kính hiển vi được hiểu là thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ trong không gian mà mắt thường của con người không thể quan sát được.
Thiết bị này có thể phóng đại những vật có kích thước cực kỳ nhỏ bé trở nên chi tiết và rõ ràng hơn với độ phóng đại lên từ 40 – 3000 lần. Khang Kiên đem tới DICH VỤ BẢO TRÌ KÍNH HIỂN VI CHUYÊN NGHIỆP
Hình ảnh hiển vi của vật thể sẽ được phóng đại thông qua nhiều thấu kính, hình ảnh được hiển thị trong mặt phỏng vuông góc với trục của thấu kính. Kỹ thuật quan sát bằng kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi, tên tiếng anh là microscopy.
Đối với kính hiển vi, khả năng quan sát của kính được quyết định bởi độ phân giải. Vì vậy việc bảo dưởng bảo trì là rất quan trọng. Vui lòng liên hệ Khang Kiên Hotline 0936 620 757. Nhắn tin ZALO TẠI ĐÂY để nhận được dịch vụ tốt nhất.
Kính hiển vi hai mắt Olympus CX23
Model: CX23
Hãng sản xuất: Olympus – Nhật
Xuất xứ: Trung Quốc
Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 và ISO 14001.
Có xử lý chống mốc trên các bộ phận quang học bên trong kính.
Hệ thống quang học vô cực UIS2 (hiệu chuẩn vô hạn)
Đầu quan sát hai thị kính quan sát. Có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai đồng tử 48 –75 mm. Có vòng chỉnh độ diop phù hợp với từng người quan sát.
Ổ gắn vật kính dạng mâm xoay 360°, có 4 vị trí lắp vật kính.
Độ phóng đại: 4X, 10X, 40X, 100X.
Thị kính có chống mốc 10X, quang trường F.N.=20
Vật kính chống mốc – Plan Achromat (tiêu sắc – phẳng) 4X, 10X, 40X, 100XOil.
Bàn sa trượt có cơ cấu giữ mẫu và dịch chuyển mẫu theo hai chiều X-Y; Hệ thống truyền động không dùng thanh răng
Núm chỉnh di chuyển loại đồng trục bố trí bên phải. Hành trình di chuyển mẫu: 76 x 30mm.
Điều chỉnh lấy hình ảnh (tiêu cự) có hai cấp độ chỉnh sơ cấp và chỉnh tinh, bố trí hai bên thân kính dễ dàng thao tác.
Điều chỉnh tiêu cự tinh/thô nhẹ dễ dàng, khoảng điều chỉnh chiều cao: 15 mm. Chỉnh tinh với độ dịch chuyển tối thiểu là 2.5mm. Có núm giới hạn hành trình cao nhất của bàn để tránh va đập giữa tiêu bản và vật kính.
Tụ quang Abbe- NA =1.25, có điều chỉnh màn chắn sáng.
Nguồn sáng: Hệ thống chiếu sáng truyền suốt dùng đèn LED, có núm điều chỉnh cường độ ánh sáng và vòng chỉnh màn chắn sáng.
Nguồn điện: 220V/50Hz
Ngày nay, kính hiển vi ngày càng được dùng rộng rãi nhất là dòng OLYMPUS CS23 thường được cái trường đại học cũng như các phòng thí nghiệm sử dụng. Trong quá trình sử dụng, người sử dụng ít nhiều sẽ gặp phải những vấn đề về lỗi kính hiển vi. Khang Kiên xin được tổng hợp và chia sẽ một số lỗi sau đây :
Đèn không sáng. Lỗi gặp nhiều nhất khi sử dụng kính hiển vi nguồn sáng không có, không lên đèn
Cách khắc phục các lỗi trên “Khang Kiên nhận bảo trình kính hiển vi Olympus CX23 cho các Trường Đại Học”
Kiểm tra nguồn điện, kiểm tra cầu chì, kiểm tra bóng đèn có bị cháy hay không, nếu bóng đèn bị đứt thì thay bóng mới.
Nếu kiểm tra nguồn điện, cầu chì, bóng đèn… tất cả đều bình thường thì rất có thể mạch nguồn đèn đã bị hỏng, cần sửa hoặc thay mới
Đèn sáng nhấp nháy, đèn sáng nhưng không điều chỉnh được cường độ ánh sáng
Cách khắc phục : Kiểm tra mạch nguồn đèn, có thể đã bị hỏng, cần sửa hoặc thay mới. Yêu cầu người kiểm tra phải có chuyên môn về điện tử
Trục nâng hạ, điều chỉnh tiêu cự bị bị hỏng, không giữ được bàn soi mẫu. Trục năng hạ bị hỏng ren hoặc bị tuông răng
Cách khắc phục : Kiểm tra ren của trục và bộ phận bánh răng
Bàn soi mẫu không dịch chuyển hoặc khó dịch chuyển
Cách khắc phục : Kiểm tra bộ phận bánh răng của bàn soi
Mất hoặc thiếu phụ kiện như: Thị kính, vật kính, bộ tụ quang, ron cao su cho thị kính, bóng đèn Halogen, …
Cách khắc phục : Thay mới
Kính xem bị mờ, không rõ nét, có nhiều bụi, điểm đen nằm bên trong các bộ phận quang học.
Cách khắc phục:
Vệ sinh thị kính, vật kính, bộ tụ quang thường xuyên để tránh bụi bẩn bám vào kính
Bảo quản kính trong môi trường khô, tránh ẩm mốc
Cách bảo quản kính hiển vi Olympus CX23
Kính nên để ở một vị trí cố định và hạn chế di chuyển:
Kính hiển vi có rất nhiều bộ phận quang học bằng thủy tinh, vì vậy bạn nên để kính ở một vị trí cố định, không nên di chuyển nhiều vì có thể sẽ làm rơi vỡ. Khi phải di chuyển bạn nên để trong hộp kín và luôn bê ở tư thế thẳng đứng bằng cả 2 tay.
Chỉ bật đèn sử dụng khi cần thiết.
Ngày nay các kính hiển vi quang học hầu hết sử dụng bóng đèn để tạo ánh sáng thay cho gương. Các bóng đèn này có tuổi thọ nhất định, vì vậy chỉ bật đèn khi bạn soi kính, khi không soi bạn phải tắt đèn để giữ tuổi thọ cho bóng đèn.
Rửa sạch và lau khô tay trước khi sử dụng, tránh mang bụi bẩn lên kính hiển vi của bạn.
Không để dung dịch trên tiêu bản bám vào đầu vật kính.
Khi soi tươi bằng vật kính 40 có thể trên lam kính có dung dịch. Khoảng cách từ đầu vật kính đến tiêu bản là rất gần. Do vậy rất dễ dính dung dịch lên trên đầu vật kính. Vì vậy hãy nhớ luôn luôn phải đậy lam men khi soi tươi với dung dịch để tránh làm hỏng đầu vật kính.
Sử dụng dầu soi đạt chất lượng. Khi soi kính ở vật kính 100 bạn phải sử dụng dầu soi. Dầu soi giúp tăng độ chiết quang giúp việc tập trung ánh sáng tốt hơn. Tuy nhiên chất lượng dầu soi ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của vật kính. Vì vậy hãy sử dụng loại dầu soi có chất lượng tốt để soi kính vừa giúp soi tốt hơn vừa bảo quản vật kính tốt hơn.
Hàng ngày sau khi sử dụng phải lau sạch dầu soi ở vật kính dầu bằng một mảnh vải mềm tẩm xylen hoặc cồn và lau sạch lại bằng một mảnh vải sạch không có xơ. Cũng cần lau sạch các vật kính khác và thị kính bằng một mảnh vải mỏng.
Tuyệt đối không dùng mảnh vải đã lau vật kính dầu để lau thị kính. Không được dùng cồn để lau các mặt sơn của kính hiển vi. Chú ý không được để lỗ trống thấu kính mà nên dùng một nắp đậy thích hợp hoặc một miếng băng keo dán kín trên lỗ trống.
Trước khi cất kính hiển vi CX23, để vật kính nhỏ ở vị trí quan sát. Nếu cẩn thận hơn, hạ tụ quang kính xuống.
Nếu tụ quang kính bẩn, lau bằng giấy lau kính khô.
Bụi bẩn ở môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hỏng các đầu vật kính, thị kính hoặc các thấu kính. Vì vậy khi sử dụng xong, phải phủ kính bằng một mảnh vải hoặc mảnh ni long để tránh bụi.
Đặt kính hiển vi trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ hoặc trong phòng có máy hút ẩm để bảo vệ hệ thống thấu kính và lăng kính khỏi bị nấm mốc trong mùa nóng ấm như để. Ở nơi không có điện, có thể đặt một giá đỡ hộp kính hiển vi cách lò sưởi cuả tủ lạnh hoặc máy lạnh chaỵ bằng ga hay dầu khoảng 30cm để giúp hộp đựng kính hiển vi đủ khô, bảo vệ thấu kính khỏi bị nấm mốc.
Cần bảo dưỡng kính hiển vi định kỳ để kịp thời phát hiện ra lỗi và nhanh chóng sửa lỗi ấy, đem lại hiệu quả sử dụng và độ bền máy cao nhất.
Không có bình luận.
Bạn có thể trở thành người đầu tiên để lại bình luận.